Ngày thai thứ 57 - 63 (ngày 71 - 77 tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối)
Tuần này, bé đã bước qua giai đoạn bào thai với các phần quan trọng nhất đã hình thành đầy đủ. Lúc này, bé to bằng một quả quất còn tử cung của bạn đã phình lên bằng cỡ một quả bưởi chùm. Bạn có thể nghe được tim thai của bé trong lần khám thai của tuần này.
Em bé phát triển như thế nào?
Mặc dù mới chỉ bằng kích cỡ của một quả quất (trái tắc) – chỉ khoảng 3cm từ đỉnh đầu đến mông – và nặng chưa đến 7g thôi nhưng bé giờ đã hoàn thành những phần quan trọng nhất trong sự phát triển của mình. Đây là lúc bắt đầu của giai đoạn bào thai, khi các mô và cơ quan trong cơ thể phát triển nhanh chóng và hoàn thiện chức năng.
Hình ảnh thai nhi tuần thứ 9 - Ảnh: Babycenter
Các cơ quan quan trọng gồm thận, ruột, não và gan (hiện đang sản xuất hồng cầu thay cho túi noãn đã tiêu biến) – đều đã vào vị trí và bắt đầu nhiệm vụ của mình mặc dù chúng sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thai kỳ.
Nếu bạn có thể thấy được những gì diễn ra trong tử cung của mình, bạn có thể nhìn thấy những chiếc móng nhỏ xíu trên ngón tay và ngón chân của bé (lúc này không còn màng nữa) và lông tơ bắt đầu mọc trên làn da mong manh của bé.
Các khớp của bé giờ đây đã có thể gập duỗi được. Bàn tay bé lúc này co lại trước ngực và bàn chân có thể đủ dài để chạm được đến phía trước cơ thể. Hình dáng cột sống của bé cũng có thể thấy rõ qua lớp da mờ, và các dây thần kinh cột sống bắt đầu tỏa ra từ tủy sống. Trán bé tạm thời phình to với bộ não đang phát triển ở vị trí rất cao trên đầu, phần đầu bé lúc này có kích cỡ bằng ½ chiểu dài của cơ thể. Tính từ đỉnh đầu cho đến chóp mông, bé lúc này dài khoảng hơn 3cm, nhưng chỉ trong vài tuần tới đây, bé sẽ đạt gấp đôi kích thước – khoảng 7cm.
Hãy điểm những bước tiến mới của bé mỗi ngày trong tuần này:
Ngày thứ 57: Lúc này, các bác sĩ sẽ không còn gọi bé là phôi nữa mà sẽ gọi là bào thai, vì tất cả các bộ phận hoạt động của bé đã vào đúng vị trí cả rồi.
Mẹ làm cho con: Dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng trong suốt thai kỳ. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạncần nạp vào 400mg axit folic mỗi ngày để giảm thiểu đến 75% nguy cơ dị tật ống thần kinh – như dị tật nứt đốt sống.
Ngày thứ 58: Trái tim của bé đã có hình dạng hoàn chỉnh và đập khoảng 140 nhịp / phút.
Mẹ làm cho con: Bác sĩ sẽ dùng ống nghe chuyên dụng hoặc máy siêu âm cầm tay để kiểm tra nhịp tim của bé trong mỗi lần thăm khám. Bác sĩ cần chắc chắn rằng nhịp tim bào thai trong khoảng 110-160 nhịp / phút (nhanh gần gấp đôi nhịp tim của mẹ). Nhịp tim thai chậm hoặc nhanh hơn ngưỡng này đều là vấn đề.
Ngày thứ 59: Vì não bé phát triển rất nhanh, đầu bé vẫn lớn hơn khá nhiều khi so sánh với phần cơ thể còn lại. Có một chỗ phình ra ở phía trước đầu bé để cung cấp không gian cho não phát triển.
Mẹ làm cho con: Bạnsẽ phải đến thăm khám ở dịch vụ sản phụ khoa hoặc hộ sinh một lần mỗi tháng trong giai đoạn này của thai kỳ. Sau 26 tuần thai (28 tuần sau kỳ kinh nguyệt cuối), bạnsẽ phải khám thai mỗi 2 tuần. Từ tuần 36, bạnphải khám thai hàng tuần.
Ngày thứ 60: Mi mắt của bé lúc này che phủ mắt bé và luôn đóng. Chúng sẽ mở ra lần đầu vào tuần thai thứ 23.
Mẹ làm cho con: Có lẽ còn khá sớm để bạnnghĩ đến việc chăm sóc bé con, nhưng nếu bạnxác định đi làm trở lại sau khi nghỉ sinh thì không bao giờ là quá sớm cả. Các nhà trẻ hoặc dịch vụ trông trẻ luôn trong tình trạng quá tải và bạnnên nghĩ đến chuyện ghi danh đăng ký cho con mình sớm để tránh phải đau đầu khi gần đến ngày đi làm mà không tìm được chỗ gửi con.
Ngày thứ 61: Bàn chân của bé giờ dài khoảng 2,5mm và đã có thể đạp được rồi.
Mẹ làm cho con: Bạn đã là người đồng hành tin cậy của con được hơn 60 ngày rồi. Thời gian khởi đầu và kết thúc của thai kỳ luôn là khó khăn nhất, hãy tự hào rằng đã rất mạnh mẽ với những cố gắng về cả thể chất lẫn tinh thần và đã làm được nhiều điều tuyệt với cho con suốt chặng đường này. Tiếp tục cố gắng bạn nhé!
Ngày thứ 62: Bé bắt đầu mọc móng tay, móng chân và tóc vào ngày hôm nay.
Mẹ làm cho con: Hãy kiên nhẫn nào, bạn chỉ còn 23 ngày nữa thôi là vượt qua giai đoạn đầu tiên của thai kỳ rồi. Một khi bạn đã bước vào giai đoạn thứ 2, bé yêu sẽ vượt qua thời kỳ rủi ro nhất trong sự phát triển của bé.
Ngày thứ 63: Bé đã dài hơn 5cm và có kích thước bằng một quả chanh. Trọng lượng của bé lúc này khoảng 7gr. Trọng lượng của bé từ giờ sẽ thay đổi đáng kể hàng tuần.
Mẹ làm cho con: Việc thụt rửa khi bạn không mang thai vốn dĩ đã rất nguy hại – nó làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo, nhưng thụt rửa khi bạn đang mang thai lại càng nguy hại hơn, nó liên đới đến khả năng sinh non và trẻ sơ sinh thiếu cân.
Nếu bạn chưa đi khám thai lần thứ nhất, thì bây giờ là lúc phải đi. Chọn một thời điểm nào đó bố em bé có thể đi cùng, và cố gắng nghỉ làm việc hẳn vài tiếng sau đó để bạn có thể nói chuyện về buổi khám đầu tiên đó. Có thể bạn sẽ trở nên vô cùng phấn khích khi nghe được nhịp tim em bé rất rõ ràng bằng máy siêu âm.
Đừng quên đánh răng! Vệ sinh răng miệng lúc nào cũng quan trọng, và trong thời gian mang thai lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn cũng hãy nhớ làm sạch răng bằng chỉ nha khoa mỗi ngày, đi bác sĩ nha khoa ít nhất một lần khi mang thai, và dành thời gian chăm sóc răng miệng. Trong thời gian này, nướu bị chảy máu không có gì là bất thường, nhưng cũng có thể, nó có nghĩa là bạn cần đánh răng và làm sạch răng bằng chỉ nha khoa thường xuyên hơn.
Hãy bắt đầu để dành tiền cho những tháng nghỉ việc để sinh con. Việc có kế hoạch tiết kiệm chắn chắn cho khi nghỉ sinh sẽ giúp bạn giảm căng thẳng khi phải nghỉ việc một thời gian. Điều này đặc biệt quan trọng nếu có những chuyện không ngờ xảy ra, và bạn phải nghỉ việc sớm hơn dự định.
Nhật ký mang thai tuần thứ 9
4/
5
Oleh
khoedep24h